Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Những ảnh hưởng xấu tới thai nhi khi mẹ bầu ngủ muộn

Mẹ bầu ngủ muộn khi mang thai sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con, đặc biệt là còn có thể khiến con sinh ra bị chậm phát triển.

1. Con sinh ra bị thiếu máu
Khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể. Nếu mẹ bầu ngủ muộn thì vô tình sẽ làm lãng phí đi quá trình tạo máu tự nhiên và điều này không tốt với sức khỏe của thai nhi trong bụng.

2. Con sinh ra bị chậm phát triển
Tình trạng mẹ bầu ngủ muộn kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra có thể bị chậm phát triển.

3. Con sinh ra hay quấy khóc
Khi bà bầu thức đêm thì nhịp đồng hồ sinh học của đứa trẻ cũng thay đổi theo người mẹ và trở thành thói quen. Mẹ thiếu ngủ, mệt mỏi nên cũng sẽ ảnh hưởng tới đứa trẻ trong bụng. Bạn đừng ngạc nhiên vì con sinh ra luôn tức giận, hay khóc và thường tỏ ra khó chịu. Rất có thể tính cách con như vậy chính là do ảnh hưởng từ thói quen ngủ muộn của mẹ.

Những ảnh hưởng xấu tới thai nhi khi mẹ bầu ngủ muộn 1
1. Ngủ 8 tiếng mỗi ngày
Nếu muốn con sinh ra khỏe mạnh thì mẹ bầu nên duy trì thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Khi mang bầu, có thể bạn sẽ ngủ nhiều hơn nhưng tốt nhất là nên dành nhiều thời gian ngủ vào ban đêm.

Tránh tình trạng thức ban đêm ngủ ban ngày. Vào mùa xuân và mùa thu, sau khi ăn chiều, mẹ bầu có thể nghỉ ngơi, chợp mắt một chút và sau đó đi dạo nhẹ nhàng để giúp thư giãn thần kinh, loại bỏ mệt mỏi.

2. Dành khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng để ngủ trưa
Dù công việc có bận rộn thế nào, mẹ bầu cũng vẫn nên dành ra khoảng từ 30 phút đến một tiếng để ngủ trưa. Sau khi ăn, mẹ bầu có thể đi lại nhẹ nhàng và nằm nghỉ một chút. 

Những thói quen tốt giúp bà bầu ngủ ngon
Duy trì thời gian biểu hàng ngày và cố gắng tuân thủ thời gian một cách nghiêm túc sẽ giúp mẹ bầu có nhịp đồng hồ sinh học ổn định.

Giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon. Đặc biệt, mẹ bầu không nên làm những việc nặng và căng thẳng trước khi ngủ.

Tuần thứ 12 của thai kỳ là tuần khá quan trọng vì đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành các cơ quan, mẹ bầu nên tuân thủ giờ giấc để tránh dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.

Dậy sớm đi bộ thư giãn hoạc đi dạo hít thở không khí trong lành trước khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu xóa tan mệt mỏi và có được một giấc ngủ ngon.

Lưu ý tới chế độ ăn uống
Cá, các loại đậu sẽ kích thích não bộ.
Bổ sung vitamin B khi mang bầu là rất cần thiết vì nó không chỉ tham gia vào quá trình trao đổi chất mà còn giúp cung cấp năng lượng, bảo vệ các mô thần kinh, giảm căng thẳng…

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

8 cách trị đau lưng cho bà bầu

8 cách trị đau lưng cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, các thai phụ thường có hiện tượng đau lưng. Tuy nhiên, để tránh tình trạng đau lưng trên bạn có thể thay đổi tư thế nằm, ngồi, trang phục…

Vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp các mẹ khắc phục triệu chứng khó chịu này.

1. Giữ thẳng lưng:
Thói quen này giúp cột sống không chịu nhiều áp lực. Bạn hãy tập ngay khi dự định có em bé. Cố gắng giữ thẳng lưng khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Nếu cần lấy vật gì dưới thấp, đừng cúi gập người. Bạn nên ngồi xổm, giữ thẳng lưng và cầm vật đó lên. Khi quét dọn, hãy gập gối để không gây còng lưng. Tránh nâng vật nặng, với tay cao quá đầu.

Nằm trên nệm quá mềm và gối cao sẽ gây trũng vùng lưng. Để giảm đau hiệu quả, bạn nên nằm nghiêng sang trái. Có thể đặt chiếc gối giữa hai đầu gối và kê một chiếc dưới bụng. Cách này giúp tử cung không đè lên xương sống, tránh gây đau lưng sau khi ngủ.



3. Ngồi đúng cách:
Ngồi là cách tốt nhất để lưng và chân nghỉ ngơi. Với thai phụ, cần lưu ý cách ngồi để tránh ảnh hưởng đến cột sống. Nên chọn ghế vừa tầm, độ cứng vừa phải. Ngồi ở tư thế hai chân đặt trên sàn, đầu gồi vuông góc với mặt đất, bạn sẽ thấy lưng và bụng hoàn toàn thoải mái.

4. Thay đổi vị trí:
Giữ tư thế đứng hoặc ngồi quá lâu khiến bạn cảm thấy nhức mỏi. Hãy thay đổi vị trí 30 phút/lần. Như thế, máu sẽ lưu thông tốt hơn và các khớp xương được thư giãn.

5. Lưu ý khi chọn trang phục:
Hãy tránh xa đôi giày cao gót trong thời gian mang thai. Chúng có thể gây mất thăng bằng, làm biến đổi hình dáng của bạn. Ngoài ra, khi đi giày quá cao, bạn sẽ cảm thấy không an toàn. Nếu bắt buộc phải dùng, nên chọn loại vừa phải, thường xuyên tháo giày, xoa bóp hai bàn chân. Thai phụ nên chọn trang phục rộng rãi, chất liệu co giãn tốt để máu lưu thông, cơ thể vận động thoải mái hơn.

6. Giữ ấm lưng:
Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm đau ngay lập tức. Có thể làm ấm lưng bằng cách chườm nước nóng hoặc nhờ người thân chà xát.

7. Tránh tăng cân quá mức:
Trọng lượng tăng quá nhanh cũng là nguyên nhân gây tổn thương các đốt sống. Vì vậy, nên cân đối ăn uống để tăng cân từ từ theo tuần tuổi của thai nhi.

8. Tập các bài thể dục nhẹ hoặc massage:
Nhiều người cho rằng không nên tập thể dục vì dễ gây động thai. Thực tế, trong những tháng cuối, cơ thể người mẹ rất nặng nề, khó vận động. Những bài tập nhẹ như đi bộ, thư giãn lưng, các động tác yoga... không chỉ giảm đau lưng mà còn giúp thai phụ dễ sinh nở hơn.

Trước khi đi ngủ, bạn nên nhờ người thân hoặc tự xoa bóp lưng, nắn nhẹ vào khớp xương sống. Cách này giúp ngủ ngon hơn.


Các màu gối bà bầu hiện có

Các màu gối bà bầu hiện có


Công dụng: Những đường lượn phù hợp với hình thể bụng bầu, giúp mẹ bầu ngủ ngon trong thai kì.
Kích thước: 1m44 x 0,75m
Thành phần cấu tạo: Lớp vải cotton bọc ngoài, lớp vải lót bọc bông mềm bên trong.
Giá: 430.000 vnd


1. Gối bà bầu xanh cốm chấm bi:

 2. Gối bà bầu hoa to:

3. Gối bà bầu hoa nhí:

 4. Gối bà bầu hồng cánh sen:

 5. Gối bà bầu tím chấm bi:

 6. Gối bà bầu xanh cổ vịt:

 7. Gối bà bầu xanh cốm:

8. Gối bà bầu xanh da trời:

 9. Gối bà bầu xanh lơ:

 10. Gối bà bầu xoắn ốc đỏ:

 11. Gối bà bầu xoắn ốc xanh:

 12. Gối bà bầu xanh bóng tròn:

Tư vấn về sản phẩm:

Vũ Minh Hằng

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT VŨ TRẦN MAI
Địa chỉ: Số 1 phố Vũ Hữu Lợi, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04 8589 1109

Di động: 0983 123 086 - 0936 040 600
Skype: hang.vuminh - Yahoo: hang.vuminh
E-mail: vuhang@berry.com.vn

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Giải pháp hay dành cho bà bầu hay “đếm cừu” vào ban đêm

Giải pháp hay dành cho bà bầu hay “đếm cừu” vào ban đêm

Chị Nhân ở Tân Ấp, Hà Nội chia sẻ, trong suốt thai kỳ của mình, chị không hề bị ốm nghén nhưng lại mệt mỏi vô cùng khi không thể ngủ được. Hàng đêm thức xem tivi, đọc báo khiến chị thực sự mệt mỏi, tinh thần từ đó mà đi xuống. Những phương pháp “đếm cừu” được chị thực hiện hàng tối dường như không có tác dụng. Bởi không ngủ được nên sang ngày mới, chị lúc nào cũng lờ đờ, kém sức sống.

Bất kỳ ai cũng có thể nhận ra tầm quan trọng của giấc ngủ lớn như thế nào đối với sức khỏe con người. Giấc ngủ giúp con người, đặc biệt là bà bầu được thoải mái. Sau một giấc ngủ, não bộ được hoạt động tốt hơn, tinh thần minh mẫn, tỉnh táo hơn. Tuy nhiên khi mang trong mình một bào thai, chị em thường gặp nhiều vấn đề đi kèm theo đó: đau nhức bắp thịt, ợ nóng, ợ chua, ốm nghén, người nóng ran, khó chịu… vì thế việc có được một giấc ngủ chất lượng lại không đơn giản chút nào.

Các chuyên gia y khoa hiểu mối quan tâm của chị em, họ rất muốn dùng thuốc để có thể ngủ được song buộc lòng phải tránh nếu muốn em bé phát triển tốt. Dưới đây là một số cách giúp bà bầu có giấc ngủ ngon.

Nằm nghiêng sang bên trái 
Tư thế nằm thẳng sẽ khiến lưng bạn chịu áp lực lớn do trọng lượng của em bé. Trọng lượng của tử cung sẽ đè xuống mạch máu khiến bạn nhanh mỏi và đau cơ. Nằm nghiêng sang trái tốt cho mẹ và bé hơn so với tư thế nằm ngửa. Nằm nghiêng trái được nghiên cứu chứng minh rằng tốt hơn hẳn so với nghiêng phải vì nó cho phép máu lưu thông thẳng vào tử cung được dễ dàng. Tư thế nằm thoải mái sẽ khiến bạn nhanh chóng có được một giấc ngủ chất lượng.

Sử dụng gối như một đạo cụ thông minh
Khi mang thai, bạn sẽ thường cảm thấy khó thở và điều này sẽ cản trở giấc ngủ. Bạn hãy sử dụng gối ôm để nằm cao người lên sẽ khiến tử cung được nhẹ nhõm, phổi của bạn dễ hoạt động hơn và thở dễ dàng hơn. Bạn sẽ có một giấc ngủ dễ chịu, không bị đánh thức bởi những cơn khó thở gây ra.



Thay đổi tư thế
Nếu chứng ợ nóng là một kẻ đánh cắp giấc ngủ, bạn hãy nằm ở tư thế đầu cao hơn người, và dùng gối kê dưới chân để giúp axit dạ dày giảm không còn gây ra hiện tượng ợ nóng.

Uống một ly sữa nóng trước 6 giờ tối
Trong ngày, bà bầu nên thường xuyên uống sữa nóng ít chất béo, điều này tốt cho bạn và em bé. Nhưng bà bầu nên hạn chế không uống sữa sau 6 giờ chiều (Trong thực tế, bạn nên hạn chế tất cả các chất lỏng vào buổi tối để tránh phải thức dậy, ra khỏi giường đi tiểu lúc nửa đêm). Các lactose trong sữa là một loại đường, điều này càng kích thích sự sản xuất insulin trong cơ thể bạn, đó cũng là lý do khiến bạn khó ngủ.

Giữ cơ thể mát mẻ, sảng khoái
Khi mang thai, cơ thể bạn thường nóng hơn bình thường. Để có một giấc ngủ ngon, và tránh lúc ngủ ra đầm đìa mồ hôi bạn cần bố trí phòng thoáng đoãng, luôn giữ cơ thể được mát mẻ, mở cửa sổ phòng là một gợi ý hoặc có thể bật điều hòa.

Giảm triệu chứng chuột rút, tê nhức ở chân
Một trong những lý do khiến ngủ không ngon, mất ngủ đó là bà bầu bị chuột rút ở chân hoặc đau nhức chân. Bạn có thể áp một miếng dán nóng vào chân hoặc uống axit folic mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ sẽ làm giảm hiện tượng chuột rút.

Ngoài ra, bạn có thể hạn chế tình trạng này thông qua việc bổ sung một số thực phẩm như: ngũ cốc và các loại hạt, rau bina và đậu lăng.

Tránh vận động mạnh, tập thể dục trước khi ngủ
Tập thể dụng là một hoạt động có lợi cho mọi người, đặc biệt là cho bà bầu tuy nhiên tập lúc nào, tập cường độ ra sao thì không phải ai cũng biết. Lợi ích của hoạt động này mang lại rất nhiều nhưng bà bầu không nên vận động mạnh trước khi ngủ 3 tiếng vì thể dục xong cơ thể thường hưng phấn khi được giải tỏa năng lượng song điều này lại cản trở bà bầu ngủ ngon.

Đi khám bác sĩ
Khi thực hiện những điều trên nhưng bạn không thấy đỡ, lời khuyên lúc này dành cho bạn đó là hãy tới để bác sĩ thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ cho lời khuyên bạn cần làm gì vào lúc này.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Bầu bí vẫn ngủ thật ngon trong mùa hè

Bầu bí vẫn ngủ thật ngon trong mùa hè

Một trong những vấn đề mà nhiều mẹ bầu gặp phải đó là tình trạng băn khoăn “giấc chẳng thành” diễn ra không ngừng. Dù rằng nhìn chung mất ngủ không gây nguy hiểm cho mẹ và sự phát triển của thai nhi nhưng thường xuyên ở trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, mắt thâm quầng như gấu trúc, da dẻ xấu xí… thì hẳn là điều không mẹ nào muốn.

Vậy nguyên nhân khiến mẹ bầu khó lòng ngủ ngon giấc là gì?
Lo lắng về tương lai
Lúc ngả mình trên giường, những băn khoăn, lo lắng về sự thay đổi của cuộc sống gia đình khi thiên thần nhỏ chào đời cứ ùn ùn ập tới khiến các mẹ bầu không kịp trở tay và thế là suốt đêm thao thức vì điều đó.
Đi tiểu thường xuyên
Thức dậy lúc nửa đêm để đi tiểu cũng trở thành một thói quen dẫn đến chứng khó ngủ của bà bầu. Vậy tại sao bà bầu lại hay buồn tiểu vào ban đêm? Khi  mang thai, lượng máu trong cơ thể có thể tăng lên đến 50%. Chính vì vậy thận thường xuyên phải “làm ca đêm” để lọc khối lượng máu này. Do đó bàng quang của bà bầu chứa nhiều nước tiểu hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi cũng gây áp lực lên  bàng quang khiến các mẹ  hay ‘ghé thăm’ nhà vệ sinh vào ban đêm.
Tăng cân vùn vụt
Bé yêu ngày một phát triển cũng đồng nghĩa với việc mẹ bầu tăng cân vùn vụt đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ. Điều này khiến các mẹ gặp khó khăn khi tìm tư thế ngủ thoải mái, lúc quay sang trái, lúc lại sang phải… Từ đó dẫn đến chất lượng giấc ngủ giảm sút nghiêm trọng.
mat ngu

Trong thời gian “đeo ba lô ngược”, trọng lượng cơ thể tăng, dồn lên các cơ bắp ở chân. Từ đó dẫn đến chứng chuột rút khi đêm về. Kết quả là các mẹ bầu đau đớn đến chảy nước mắt, giật mình tỉnh dậy và la oai oái giữa đêm. Ngoài ra, thai nhi càng lớn, dây chẳng ở lưng cũng giãn ra đáng kể gây nên những cơn đau lưng nghiêm trọng.
Ợ nóng
Trong thời kỳ mang thai, hệ tiêu hóa hoạt động chậm và yếu hẳn đi. Điều này khiến nhiều mẹ mắc phải chứng ợ nóng – nguyên nhân quan trọng gây  khó ngủ về đêm và mệt mỏi vào ban ngày.
Thở nông
Khi tử cung của các mẹ ngày càng dãn ra để tạo điều kiện thuận lợi cho bé phát triển có thể sẽ chèn lên cơ hoành khiến hơi thở trở nên nông và gấp gáp hơn. Từ đó khiến giấc ngủ ngon ngày càng trở thành mong ước xa vời.
Giờ thì mẹ bầu đã biết nguyên nhân gây ra tình trang mất ngủ rồi. Nhưng làm thế nào để có được giấc ngủ ngon?
Nằm nghiêng sang bên trái
Theo các chuyên gia, nằm nghiêng sang bên trái và đặt một chiếc gối mềm mại giữa hai đầu gối sẽ khiến bà bầu cảm thấy thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ. Vị trí này sẽ làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ. Ngoài ra còn hạn chế tình trạng phù nề cũng như đau lưng và đau đầu gối. Để giữ nguyên vị trí này, bạn nên đặt một chiếc gối ở trước bụng và sau lưng hoặc sử dụng loại gối dành riêng cho các thai phụ.
Bầu bí mùa hè vẫn ngủ thật ngon - 2



Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Hãy duy trì thói quen lên giường đi ngủ và thức dậy đúng giờ vào mỗi ngày. Điều đó sẽ giúp bạn tránh được những giấc ngủ  ngắn không cần thiết vào ban ngày.
Tránh xa các thực phẩm chiên rán
Để tránh bị ợ nóng mẹ bầu nên hạn chế các thực phẩm cay, có nhiều axit hoặc chiên ran. Ngoài ra, nên chia thành từng bữa ăn nhỏ trong ngày.
Hạn chế các chất cafein
Các chất có chứa cafein có thể được sử dụng trong quá trình mang thai. Tuy nhiên nếu mẹ bầu gặp khó khăn khi ngủ, hãy nghĩ tới việc hạn chế các chất này. Ngoài ra đừng quên rằng cafein là thành phần quan trọng để tạo nên socola các mẹ nhé.
Tạm biệt hoạt động trong phòng ngủ
Nhiều mẹ có thói quen xem ti vi hoặc ôm việc về làm trong phòng ngủ. Đừng học thói quen này các mẹ nhé bởi nó sẽ khiến các mẹ mất ngủ đấy.
Bầu bí mùa hè vẫn ngủ thật ngon - 3



Tránh uống nhiều nước trước khi ngủ
Ban ngày càng mẹ nên uống nhiều nước. Tuy nhiên hãy giảm lượng nước tiêu thụ vào ban đêm bởi điều đó sẽ dẫn đến tình trạng  tới thăm WC vào giữa đêm đấy các mẹ ạ.
Thư giãn
Thư giãn có thể khiến tâm trí cảm thấy bình an và làm giảm đi sự căng cơ. Vì vậy trước khi đi ngủ chị em nên tập một số động tác yoga đơn giản, nhờ chồng mát xa hoặc cố gắng hít thở sâu và đều.
Gặp bác sĩ
Sẽ thật tuyệt nếu mẹ bầu không phải sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình mang thai bởi một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm đến quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên nếu bị mất ngủ nghiêm trọng, chị em  nên đến gặp bác sĩ  nhận được những tư vấn cần thiết về cách sử dụng các loại thuốc ngủ an toàn trong thai kỳ.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

3 tư thế ngủ mẹ bầu nên tránh

1. 3 tư thế ngủ mẹ bầu nên tránh

Tránh nằm ngửa

Ở 3 tháng giữa của thai kỳ, thai phụ không nên nằm ngửa vì tư thế nằm này sẽ làm tăng áp lực xuống phía sau của tử cung, làm giảm lượng máu dồn đến động mạnh chủ. Do đó, tử cung sẽ bị thiếu máu gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của bào thai trong bụng.

Hơn nữa, tư thế nằm ngửa cũng khiến cho các chất độc hại khó được đào thải ra ngoài cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra, thai phụ có thể gặp phải các triệu chứng đau thắt ngực, chóng mặt, tụt huyết áp, gây ngạt thai nhi và thậm chí tử vong.

3 tư thế ngủ mẹ bầu nên tránh

Nằm nghiêng về bên phải

Trước khi chào đời, thai nhi thường có xu hướng quay sang bên phải, nếu thai phụ cũng nằm nghiêng sang phải thì tử cung cũng nghiêng sang bên phải nhiều hơn, gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung. 

Vì vậy việc nằm nghiêng sang trái có thể cải thiện tình trạng trên và giúp máu lưu thông dễ dàng, thai nhi cũng không bị thiếu oxy.

3 tư thế ngủ mẹ bầu nên tránh

Nằm sấp hoặc gục xuống bàn

Khi đi làm, vì mệt mỏi nên nhiều bà bầu hay có thói quen nằm gục xuống bàn để chợp mắt một chút. Tuy nhiên ít người biết rằng, tư thế ngủ này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi trong bụng.

Khi nằm sấp khiến chức năng hô hấp của phổi sẽ bị giảm, cơ thể sẽ thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.

Vì vậy các mẹ bầu làm văn phòng cần hết sức lưu ý, hãy tìm cho mình một chiếc gối đặt sau ghế để có thể ngả lưng mỗi khi mệt mỏi. 

2. Vậy nằm ngủ như nào là tốt nhất?


3 tư thế ngủ mẹ bầu nên tránh

Theo lời khuyên của các bác sĩ, tốt nhất là các bà bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái vì những lý do sau:

- Nằm nghiêng trái bạn sẽ không gây ra bất cứ lực ép nào cho tim khiến tim hoạt động được bình thường.

- Nằm về bên trái giúp các bà bầu cũng dễ ngồi dậy và lực ép xuống vùng xương chậu khi trở mình cũng không quá nhiều.

- Nằm về bên trái còn giúp tăng lưu lượng máu đến tử cung và nhau thai, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho thai nhi.

- Giúp làm giãn tĩnh mạch chân để ngăn ngừa sự hình thành căn bệnh trĩ.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

6 "kẻ phá bĩnh" giấc ngủ của bà bầu

6 "kẻ phá bĩnh" giấc ngủ của bà bầu

Khi bầu bí, bạn cần ngủ nhiều hơn, song một số bà bầu lại khó ngủ. Thủ phạm gây những cơn mất ngủ của bạn là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

"Kẻ phá bĩnh" 1: Anh chàng tiêu hóa
Điều đầu tiên thay đổi ở cơ thể bà bầu chính là hệ tiêu hóa bị chậm lại để cơ thể bạn có thể hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Kết quả là bạn chịu những cơn khó tiêu, táo bón và đầy hơi, ợ nóng và chảy axit trong dạ dày trào ngược. Điều này khiến cho bạn khi nằm cảm thấy khó chịu, gây khó ngủ. Bạn có thể ngủ trên một chiếc ghế bành, phần phía trên hơi dốc nghiêng một chút.

"Kẻ phá bĩnh" 2: Tư thế ngủ
Tìm một tư thế ngủ thoải mái cho bà bầu trong giai đoạn mang thai cuối thai kì là một thách thức. Bụng của bạn ngày càng lớn, không thể nằm sấp, không thể nằm ngửa, chỉ còn cách bạn nằm nghiêng. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, nên nằm nghiêng về phía bên trái sẽ tốt cho máu lưu thông dễ dàng tới thai nhi. Nếu bạn thích nằm sấp hoặc nằm ngửa thì chỉ thỉnh thoảng sử dụng tư thế này thôi. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng những đồ hỗ trợ bạn khi ngủ. Kê một chiếc gối dưới lưng hoặc dưới bụng. Có nhiều kiểu gối cho bạn lựa chọn. 
Gối ngủ bà bầu


"Kẻ phá bĩnh" 3: Những giấc mơ quái đản
Bị đánh thức bởi những cơn ác mộng sẽ khiến bạn khó chợp mắt lại nữa. Bà bầu thường có những giấc mơ nhiều màu sắc, sống động và đôi khi khiến bạn hoang mang. Có bà bầu mơ thấy sinh ra một đứa bé không da, thậm chí không mắt. Có bà bầu lại mơ thấy những hình ảnh kì dị khi sinh con… Rất nhiều cơn ác mộng tới và khiến bạn hoảng sợ. Tuy nhiên, đừng bị làm phiền bởi những giấc mơ đó. Bạn hãy nắm chặt lấy tay chồng bên cạnh hoặc ghé đầu vào vai anh ấy. Bạn sẽ bình tâm lại thôi. Hơn nữa, những giấc mơ này chỉ là một chút khó khăn trong tâm lí mà bà bầu phải gặp.

"Kẻ phá bĩnh" 4: Chuột rút chân
Những cơn đau do chuột rút sẽ thường xuyên xuất hiện ở bà bầu. Nếu bạn bị đau đớn và hiện tượng này diễn ra thường xuyên. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu chân bạn bị rạn da, nóng rát để họ có phương pháp điều trị cho bạn.

"Kẻ phá bĩnh" 5: Buồn tiểu
Thức dậy vào giữa đêm để đi tiểu sẽ trở thành thói quen ở bà bầu. Sự lớn lên của thai nhi đặt áp lực lên bọng đái vì thế mà bạn thường xuyên viếng thăm toilet. Trước khi đi ngủ, bạn nên đi tiểu và có thể để dưới gầm giường một chiếc bô giúp bạn tiểu ngay khỏi phải mò mẫm trong bóng đêm, dễ gây ngã.

"Kẻ phá bĩnh" 6: Bữa tiệc đêm trong bụng
Bé yêu giống như nàng "nữ hoàng tiệc đêm" Paris Hilton vậy. Bé có thể đạp, đá, cuộn… trong bụng bạn suốt cả đêm. Một nghịch lí là bé thức thì bạn ngủ mà bé ngủ thì bạn thức. Cho nên, hai mẹ con hãy chịu đựng nhau một chút nhé!

Trong trường hợp bạn mất ngủ thường xuyên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để bàn cách giải quyết. Nên nhớ rằng, giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với bà bầu.