Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần

Mình sưu tầm được bài viết này mong gửi đến các mẹ như một món quà ý nghĩa vì hồi mình bầu bì cứ căng thẳng mãi vụ cân nặng của bé, lúc nào cũng lo lắng bé có đủ cân không? Theo dõi bé lớn từng ngày thật là một trải nghiệm kỳ diệu mà mẹ nào cũng cảm thấy hạnh phúc. Chúc các mẹ bầu và em bé luôn khỏe mạnh, đủ cân và cán đích ngon lành nhé.

Mẹ lúc nào cũng tò mò xem bé đã lớn từng nào rồi và có phát triển đúng chuẩn không, vậy thì hãy đối chiếu với bảng cân nặng chuẩn dưới đây nhé! 

Là một cá thể riêng biệt, mỗi thai nhi sẽ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, vẫn có những chuẩn nhất định được đưa ra để xác định sức khỏe và sự phát triển của con như thế nào. Bé có đang phát triển tốt? Tham khảo những thông tin sau đây nhé!

1/ Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi:

Ngay cả trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mức độ phát triển của thai nhi đã không giống nhau. Vì vậy, những con số sau đây chỉ mang tính tham khảo nhất định, chiều dài và cân nặng của bé cưng có thể “xê xích” đôi chút nên bà bầu đừng áp vào mình một cách máy móc nhé.

Thông thường, do trước 20 tuần tuổi, bé thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên các bác sĩ sẽ chỉ đo từ đầu đến mông. Sau 20 tuần, thai sẽ được đo từ đầu đến gót chân.


Chiều dài
Cân nặng
Tuần thứ 8
 1.6 cm
 1 g
Tuần thứ 9
 2.3 cm
2 g
Tuần thứ 10
 3.1 cm
4 g
Tuần thứ 11
 4.1 cm
7 g
Tuần thứ 12
 5.4 cm
14 g 
Tuần thứ 13
 7.4 cm
23 g
Tuần thứ 14
 8.7 cm
43 g
Tuần thứ 15
 10.1 cm
70 g
Tuần thứ 16
 11.6 cm
100 g
Tuần thứ 17
 13 cm
140 g
Tuần thứ 18
 14.2 cm
190 g
Tuần thứ 19
 15.3 cm
240 g
Tuần thứ 20
 16.4 cm
300 g 
Tuần thứ 21
 25.6 cm
360 g
Tuần thứ 22
 27.8 cm
430 g
Tuần thứ 23
 28.9 cm
501 g
Tuần thứ 24
 30 cm
600 g
Tuần thứ 25
 34.6 cm
660 g
Tuần thứ 26
 35.6 cm
760 g
Tuần thứ 27
 36.6 cm
875 g
Tuần thứ 28
 37.6 cm
1005 g
Tuần thứ 29
 38.6 cm
1153 g
Tuần thứ 30
 39.9 cm
1319 g
Tuần thứ 31
 41.1 cm
1502 g
Tuần thứ 32
 42.4 cm
1702 g
Tuần thứ 33
 43.7 cm
1918 g
Tuần thứ 34
 45 cm
2146 g
Tuần thứ 35
 46.2 cm
2383 g
Tuần thứ 36
 47.4 cm
2622 g
Tuần thứ 37
 48.6 cm
2859 g
Tuần thứ 38
 49.8 cm
3083 g
Tuần thứ 39
 50.7 cm
3288 g
Tuần thứ 40
 51.2 cm
3462 g

2/ Cân nặng của mẹ ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi?

Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu tăng quá ít cân, thai nhi có thể không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển, bé có nguy cơ sinh non khá cao. Ngược lại, những mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, khả năng sinh mổ cũng cao hơn bình thường do thai quá to.

Tốt nhất, mẹ nên dao động cân nặng từ 10-12 kg trong suốt quá trình mang thai. Đối với những người mang thai đôi nên tăng từ 16-20 kg. Những mẹ có mức cân bình thường nên tăng từ 1,5-2 kg trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu mẹ bị thiếu cân phải tăng khoảng 2,5 kg. Ngược lại, những mẹ thừa cân chỉ tăng khoảng 1kg. Từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng khoảng nửa kg mỗi tuần. Tuy nhiên, với những mẹ thừa cân chỉ nên giới hạn khoảng 200-300g/tuần là đủ.


Bí mật dành cho mẹ: Theo nghiên cứu, cân nặng của thai nhi và lượng sữa mẹ tiêu thụ mỗi ngày có liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, mỗi cốc sữa mẹ “nạp” vào cơ thể có thể giúp bé tăng 41g trọng lượng. Mẹ bầu nào đang có vấn đề với cân nặng của thai nhi nên tích cực uống nhiều sữa nhé!

3/ Cách tự tính chỉ số cân nặng của thai nhi:

Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD):
Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100
Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh 90mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg
Trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062
Ví dụ: BPD = 90mm, thai nhi cân nặng: 88,69 x 90 – 5062 = 2920g

Dựa theo đường kính ngang bụng (TAD):
Trọng lượng (gam) = 7971 x TAD (mm)/100 – 4995
Ví dụ: TAD = 100mm, thai nhi cân nặng: 7971 – 4995 = 2976g

Dựa vào cả 3 số đo (mm): lưỡng đỉnh (BPD), đường kính ngang bụng (TAD), chiều dài xương đùi (FL):
Trọng lượng (gam)  = 13,54 x BPD + 42,32 x TAD + 30,53 x FL – 4213,37

Dựa vào chu vi bụng:
Cách đơn giản nhất mà mẹ dễ dàng kiểm tra được cân nặng của thai nhi là sờ nắm bụng để đo chiều cao tử cung và chu vi bụng.
Trọng lượng thai nhi (g) = ((chiều cao tử cung (cm) + chu vi bụng (cm)) x 100)/4
Chiều cao tử cung được tính từ bên bờ trên mu đến đáy tử cung. Vòng bụng đo ở chỗ phình nhất, thường là qua rốn. Tuy nhiên công thức này chỉ cho mẹ một con số ước lượng. Sai số có thể khá lớn vì còn tùy thuộc mẹ bầu béo hay gầy, nước ối nhiều hay ít.